Home Sân bóng phủi Chiến thuật bóng đá Người hộ vệ cuối cùng – Một chiến thuật phòng ngự quan...

Người hộ vệ cuối cùng – Một chiến thuật phòng ngự quan trọng

Kỷ luật, đáng tin cậy, kiên định. Người hộ vệ cuối cùng (The last man) là hậu vệ đá thấp nhất và là nền tảng để xây dựng hệ thống phòng ngự của đội.

Gần như các đội bóng phủi 5 chất lượng đều sở hữu một cầu thủ ở vị trí này và trong bài viết này, chúng tôi giải thích tất cả kiến thức về vị trí này và cách đội bạn có thể cải thiện khả năng phòng ngự bằng cách sử dụng nó.

Người hộ vệ cuối cùng nghĩa là gì ?

Nghe có vẻ hoành tráng như người cuối cùng bảo vệ thành trì trong các bộ phim điện ảnh bạn hay xem, người hộ vệ cuối đề cập đến cầu thủ chịu trách nhiệm chính trong việc củng cố kỷ luật phòng thủ và tổ chức phòng ngự từ phía sau.

Vì họ là cầu thủ chơi lùi sâu nhất trong đội hình nên họ thường được gọi với biệt danh “Người hộ vệ cuối cùng”.

Hầu hết đội bóng 5 hiện nay chuộng chơi lối “bóng đá tổng lực”, nghĩa là các cầu thủ được tự do luân chuyển vị trí cho nhau, nhưng vẫn có khá nhiều đội đang phải vật lộn với việc phân chia trách nhiệm giữa phòng thủ và tấn công.

Các đặc điểm của Người hộ vệ cuối:

Các đặc điểm chính cần có để có thể đá tốt ở vị trí này bao gồm:

  • Kỷ luật để luôn giữ vị trí phòng ngự và không được tiến quá xa về phía trước mà bỏ mặc toàn bộ hệ thống phòng ngự chỉ vì muốn tỏa sáng/thể hiện kỹ năng cá nhân.
  • Khả năng lãnh đạogiao tiếp để đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng cho toàn đội.
  • Đọc trận đấu – Người hộ vệ cuối là người chơi lùi sâu nhất, vì thế anh ta là người duy nhất có cái nhìn đầy đủ về toàn bộ cầu thủ đối phương.
  • Quyết đoáncó khả năng đưa ra quyết định: Một hậu vệ giỏi là người biết khi nào cần chặn pha lên bóng và khi nào cần giữ vị trí; khi nào cần tắc bóng và khi nào cần rà theo đối phương; khi nào cần dốc bóng lên và khi nào cần chuyền.

Bạn nên chọn đúng cầu thủ làm hậu vệ chủ chốt của mình. Đừng vội vàng chọn người không phù hợp vì đây là một vị trí dễ bị khai thác nếu cầu thủ đối phương nhận ra.

Trách nhiệm của Người hộ vệ cuối cùng:

Hệ thống phòng thủ hay hay dở phụ thuộc vào phong độ của anh ta. Mặc dù thủ môn cũng đóng một vai trò trong hệ thống phòng ngự, nhưng việc tổ chức nó thì lại là trách nhiệm của Hộ vệ cuối. Ba trách nhiệm chính của anh ta được thể hiện dưới sơ đồ dưới đây:

Trách nhiệm phòng ngự của Hộ vệ cuối.png
Trách nhiệm phòng ngự của Hộ vệ cuối

1) Theo kèm tiền đạo chơi cao nhất của đội đối thủ:

Áp sát và gây áp lực liên tục đến Z khiến Z không thể xoay người để dẫn bóng đến khung thành, qua đó Hộ vệ cuối có thể ngăn Z có cơ hội rê bóng qua mình và sút.

Phần lớn thời gian Hộ vệ cuối cùng sẽ theo sát và chú ý đến tiền đạo đá cao nhất (được đánh dấu Z trên sơ đồ).

Nếu bóng đang được chuyền lên trên bởi cầu thủ X đến Z, Hộ vệ cuối phải chuẩn bị sẵn sàng để quyết định xem anh ta có nên can thiệp tắc bóng để cắt đứt đường chuyền hay không

Việc can thiệp này cần cân nhắc cẩn thận bởi vì nếu tắc bóng thất bại, nó sẽ tạo cơ hội cho cầu thủ X tiếp cận đến khung thành và đối mặt với thủ môn. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ hoặc chần chừ, hãy chỉ thận trọng theo áp sát rà và ngăn cầu thủ Z xoay người khi nhận được bóng.

Tuy nhiên, nếu Z đã vượt qua được Hộ vệ cuối và đang tiến đến khung thành, thì đừng dại dột phạm lỗi (trong tình huống xấu nhất pha phạm lỗi có thể dẫn đến một pha đá phạt đền), thay vào đó hãy cố đuổi kịp Z và tì đè đẩy đối phương ra xa khỏi khung thành hoặc cố gắng phá bóng chịu quả phạt góc.

2) Tổ chức phân công đồng đội phòng ngự

Vì là cầu thủ chơi lùi sâu nhất đội, nên Hộ vệ cuối có tầm nhìn bao quát về mọi người trên sân, qua đó có thể chỉ dẫn các đồng đội theo người để đảm bảo rằng tất cả cầu thủ đối phương đều được chú ý.

Dựa theo sơ đồ ở trên, cầu thủ X của đối phương đang giữ bóng. Nếu X tiếp tục dẫn bóng, hậu vệ C có thể bị dụ tiến đến chỗ X để cố gắng cướp bóng, nếu điều này xảy ra thì cầu thủ Y của đối phương sẽ có rất nhiều khoảng trống bên phía cánh trái và nếu Y nhận được đường chuyền thì đây sẽ là một cơ hội ăn bàn của đối thủ.

Vì hậu vệ C có thể không biết Y đang chạy phía sau anh ta nên nhiệm vụ của Hộ vệ cuối là cảnh bảo mối nguy hiểm mà C đã bỏ lỡ.

Chỉ cần một hiệu lệnh đơn giản : “C, bên trái” là đủ để đảm bảo C sẽ giữ vị trí của mình, thay vào đó B sẽ tiến đến và gây áp lực cho X người đang giữ bóng.

Thông qua việc đọc trận đấu từ phía sau và giao tiếp với các đồng đội, người Hộ vệ cuối có thể thắt chặt và tăng sự vững chắc cho hệ thống phòng ngự.

3) Bảo vệ khoảng trống phía sau lưng

Hộ vệ cuối không chỉ cần phải biết theo sát cầu thủ mà anh ta đang kèm cặp mà còn phải biết đóng vai trò bọc lót khoảng trống sau lưng đồng đội. Phá tất cả các đường bóng dài chuyền qua đầu hoặc kịp thời bọc lót nếu đồng đội bị vượt qua.

Theo sơ đồ ở phía trên, nếu cầu thủ X đối phương chuyền một đường bóng bổng vào khoảng trống phía sau B hoặc C thì Hộ vệ cuối (A) phải nhanh chóng chắn đường chuyền và giành lại quyền sở hữu bóng, đặc biệt khi điểm đến của trái bóng là phía sau anh ta.

Người Hộ vệ cuối cùng có phải chỉ luôn luôn ở trạng thái phòng ngự ?

Câu trả lời là không. Những cầu thủ giỏi chơi ở vị trí luôn có khả năng phát động tấn công rất tốt, bởi vì nếu không có khả năng phát động các đường tấn công nguy hiểm thì trận đấu sẽ trở nên rất dễ đoán.

Họ cần phải định hình lối tấn công cho đội, tìm kiếm khoảng trống và phân phối bóng. Vì Hộ vệ cuối thường tấn công từ phía dưới nên nếu có khả năng sút xa thì đây sẽ là một lợi thế cực lớn.

Thường thì đối thủ sẽ không ngờ đến khả năng Hộ vệ dắt bóng lên phía trên nên nếu có cơ hội hãy tự tin dẫn bóng hoặc chạy chỗ để mở ra thêm cơ hội cho đồng đội.

Vị trí Hộ vệ cuối cần sự hỗ trợ từ đồng đội

Các đội bóng thường gặp sai lầm khi toàn bộ cậu thủ của họ dâng lên tấn công mà không ai lùi xuống để phòng ngự tạm thời. Điều này có nghĩa là nếu mất bóng thì cầu thủ đối phương được tự do đối mặt với thủ môn.

Do đó, đồng đội cũng phải chú ý bọc lót thay thế vị trí cho Hộ vệ cuối nếu anh ta dâng lên và sau đó khi anh ta lui về thì mọi người có thể quay lại vị trí cũ.

Điều quan trọng là khi Hộ vệ cuối đưa ra các chỉ dẫn phòng ngự thì mọi người nên phản hồi và đáp ứng theo. Ngoài ra họ cũng cần phải đưa ra các quyết định phòng ngự trong các tình huống bất ngờ chứ đừng nên chỉ lệ thuộc vào các chỉ dẫn của Hộ vệ cuối.

Các bài bạn có thể quan tâm:

Cách tì đè và tranh chấp bóng – Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách che chắn đúng cách và 5 tình huống bạn nên che chắn bóng.

Hướng dẫn cách phòng thủ trong bóng đá – bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tiếp cận cầu thủ tấn công, vào thế phòng thủ, cách vào bóng hợp lệ và các mẹo để phòng thủ hiệu quả.